ĐĂNG KÝ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN
Căn cứ pháp lý:
- Luật đầu tư số 61/2020/QH14.
- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ.
- Nghị định số 37/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ.
1. HÌNH THỨC THỰC HIỆN
- Góp vốn:
- Mua Cổ phần phát hành lần đầu hoặc Cổ phần phát hành thêm của Công ty Cổ phần.
- Góp vốn vào Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Hợp danh.
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại mục 1 và 2 nêu trên.
- Mua Cổ phần, Phần vốn góp:
- Mua Cổ phần của Công ty Cổ phần từ Công ty hoặc Cổ đông.
- Mua Phần vốn góp của các Thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn để trở thành Thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Mua Phần vốn góp của Thành viên góp vốn trong Công ty Hợp danh để trở thành Thành viên góp vốn của Công ty Hợp danh.
- Mua Phần vốn góp của Thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại mục 1, 2, 3 nêu trên.
2. ĐIỀU KIỆN
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau:
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020:
- Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư kinh doanh ngành nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
-
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
+ Hình thức đầu tư;
+ Phạm vi hoạt động đầu tư;
+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
+ Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
- Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
3. HỒ SƠ
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung:
- Thông tin về tổ chức kinh tế mà Nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của Nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
- Bản sao Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với Nhà đầu tư là cá nhân.
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với Nhà đầu tư là tổ chức.
Lưu ý: Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt. Bản dịch, bản sao phải được công chứng, chứng thực tại Việt Nam trong thời hạn 03 tháng.
4. THỜI GIAN GIẢI QUYẾT
- Nếu Khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ, thì chỉ trong vòng 15 – 20 ngày làm việc tính từ ngày chúng tôi nhận hồ sơ bàn giao, Luật Khánh Dương sẽ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thành công cho Khách hàng.
- Trong trường hợp, Khách hàng cần hỗ trợ các dịch vụ liên quan như hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng, dịch thuật các tài liệu liên quan… chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ với chi phí ưu đãi thấp nhất.
5. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CHÚNG TÔI
- Tư vấn về điều kiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
- Tư vấn Khách hàng chuẩn bị các tài liệu liên quan.
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
- Nộp hồ sơ đăng ký và bàn giao kết quả cho Khách hàng.
Quý Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Khánh Dương để được hỗ trợ tư vấn.